Chương 1
Phải chăng chết là chấm dứt mọi khổ đau? Không biết điều đó đúng hay sai nhưng khi con người ta rơi vào tuyệt vọng và đau đớn tột cùng họ thường tìm đến cái chết như là cách giải thoát cuối cùng cho một kiếp người. Chết! Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết như thất tình, tai nạn hay bệnh tật, và một số nguyên nhân khác nữa. Mỗi người có một cái chết khác nhau và tôi hiểu đơn giản rằng chết là ngừng thở. Dường như ai cũng sợ chết, ai cũng muốn né trách và ít khi nhắc đến nó. Vậy mà ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết này tôi lại đề cập đến cái chết. Tôi có ý gì đây? Hay tôi muốn chết. Đúng vậy, tôi đã từng muốn chết, đã từng rơi vào hoàn cảnh bi ai nhất của một kiếp người. Tôi đã phải chịu đựng quá nhiều sự bất công của cuộc đời để rồi tôi đưa đến một quyết định rằng tôi sẽ gieo mình xuống dòng sông Sài Gòn tự vẫn, kết thúc một kiếp người.
Vào một buổi trưa nhạt nắng của đất Sài thành, tôi _ một thằng con trai không đội nón, không mang dép và chẳng có một cắt bạc nào trên tay, đôi mắt đang nhìn xuống dòng nước cuồn cuộn chảy và vài giây nữa thôi mọi thứ sẽ chấm dứt.
Một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai tôi, “về nhà đi con”, tôi quay lại nhìn người đàn bà, mặc áo lam và đội chiếc nón lá. Hình ảnh mẹ tôi lại xuất hiện trong trí nhớ của tôi. Tôi ôm chầm lấy người đàn bà và khóc như có biết bao nhiêu nỗi ấm ức trong lòng muốn tuôn ra, muốn giải bày cùng mẹ tôi như thuở còn thơ dại. Người đàn bà lặng im và vỗ tay đều đều vào vai tôi. Khóc xong, tôi quay người đưa mắt nhìn dòng chảy của con sông. Tôi nhớm chân chuẩn bị nhảy thì người đàn bà nắm lấy tay tôi “đừng làm điều dại dột hãy về với ta con ơi”, giọng nói của bà ta ấm áp đến lạ thường, như chở che an ủi, như tình thâm máu mủ ruột rà.
Ở cái đất Sài Gòn này, con người ta trở nên vô cảm và lạnh lùng. Họ chẳng bao giờ thềm để ý đến một ai, hay có để ý thì cũng để cho vui, để biết rồi thôi. Chuyện một cô gái thất tình nhảy sông tự tử hay một đám người xô một người xuống cầu giống như chuyện thường ngày ở huyện mà ở huyện đó chẳng có ai ngó ngàng hay can ngăn, ai làm nấy chịu hay xen vào chỉ rước họa vào thân. Cũng bởi vậy mà hình ảnh người đàn bà cố níu lấy tay tôi và ngăn cản tôi bằng lời nói nhẹ nhàng ấm áp ấy khiến trái tim tôi se lại. Hai hàng nước mắt tôi lại tuôn trào, tôi khóc vì đã lâu, lâu lắm rồi chưa có một người nào đối xử với tôi như thế. Cho tôi mượn bờ vai gầy gầy để khóc, cho tôi lời nói yêu thương như một người mẹ và nắm lấy tay tôi như ngăn tôi đừng nhảy xuống, đừng rồi bỏ trần đời vì vẫn có bà ta ở bên cạnh.
Bà ta lấy chiếc nón trên đầu của bà đội lên đầu tôi và đưa đôi dép của bà cho tôi mang. Cảm động trước những hành động cao cả và tràn đầy yêu thương của bà, tôi theo bà về nhà. Nói là nhà nhưng đó chẳng khác gì một chòi vịt, mái nhà quá nhỏ. Tôi theo chân bà bước vào nhà, mọi thứ trong nhà chẳng có gì là đáng giá cả, hình ảnh ngôi nhà làm tôi chạnh lòng nhớ về tuổi thơ bên mẹ trong căn nhà tranh siêu vẹo. Hai mẹ con sống khan khổ nhưng vui vẻ và ngập ngàn hạnh phúc.
Chòi vịt của bà có một cái giường và một ngăn buồng. Sau cái buồng là một cái bếp nhỏ nhưng ngăn nắp. Bà bão đi thay đồ, và mặc một bộ đồ bà ba nâu. Nãy giờ không nhìn rõ bây giờ mới thấy khuôn mặt bà ta đẹp lạ lùng, tưởng chừng như hằng nga giáng trần. Dù trông hoàn cảnh của bà ta nghèo nàn và đói khổ nhưng tướng người khồng phải là người khắc khổ mà có thể nói là ngược lại. Bà ta rất phúc hậu và có vẻ nhân từ, trông có vẻ quyền thế và giàu có.
Bà ta bảo tôi ở nhà và rời khỏi chòi vịt. Tôi quá mỏi mệt nên nằm lên giường đánh một giấc no say. Dường như tôi cũng không còn lo sợ những hiểm nguy rình rập quanh tôi, mà cũng dễ hiểu thôi một người muốn chết như tôi, thì còn sợ điều gì nữa ngoài cái chết.
Tỉnh dậy tôi hoàn toàn bất ngờ, bên cạnh tôi là người đàn bà đã đưa tôi về chòi vịt mà không là nhà của bà ta, nhưng hiện tại tôi lại đang ở trong một ngôi biệt thự sang trọng và với những trang thiết bị hiện đại. Tôi không khỏi ngỡ ngàng và khó hiểu. Bà ta nở một nụ cười phúc hậu như hiểu được điều tôi đang suy nghĩ. “con cứ an tâm, rồi ta sẽ kể cho con nghe tất cả nhưng con phải hứa với ta một điều kiện”. “điều kiện gì cơ?”. “con sẽ không hỏi ta bất cứ điều gì trước khi kể hết cho ta nghe tường tận cuộc đời của con và còn một điều nữa, con sẽ chỉ hỏi ta ba câu hỏi và sau khi ta trả lời con xong thì cũng là lúc con sẽ phải rời khỏi nhà ta, ngày mai con sẽ phải bắt đầu câu chuyện của mình”. Tôi đồng ý với điều kiện của bà ta đưa ra. Tuy vậy, tôi vẫn có quá nhiều điều tò mò về bà ta nhưng tôi không thể hỏi vì điều kiện ngặt nghèo của bà ta. Bà ta là ai? Tại sao bà ta lại muốn biết tận tường cuộc đời của tôi? Căn biệt thự này thật sự tồn tại trên đất liền và bà ta là ai? Lẽ nào bà ta không phải là người? Tại sao bà ta có mặt tại cầu Sài Gòn và ngôi nhà lá như chòi vịt đó là như thế nào? Trong căn biệt thự giàu sang và đầy đủ tiện nghi như thế này tại sao bà ta vẫn mặc bồ đồ bà ba màu nâu tầm thường như thế? Tôi nên hỏi ba câu hỏi nào?.
Nếu như tôi kết thúc câu chuyện của mình thì cũng là lúc tôi sẽ phải rời khỏi căn biệt thự của bà ta sau ba câu trả lời của bà ta.
Tôi suy nghĩ thật nhiều về ba câu hỏi sẽ hỏi bà ta và nên bắt đầu câu chuyện của tôi như thế nào để có thể kéo dài thời gian ở lại căn biệt thự sa hoa lộng lẫy này. Tôi chưa bao giờ được sống trong sự giàu sang như thế và một ý nghĩ quá tham lam trỗi dậy trong tôi rằng tôi phải kể câu chuyện của mình thật dài, thật dài để kéo dài cuộc sống an nhàn và giàu có ở nơi đây.
Tôi đoán bà ta khoảng chừng năm mươi tuổi, giả sử như bà ta sống đến sáu mươi tuổi thì câu chuyện của tôi phải kéo dài mười năm. Sau khi bà ta chết chắc chắn tôi sẽ là người hưởng trọn vẹn gia tài vì tôi chẳng thấy một người nào kề cận bên bà ta cả ngoài những vệ sỹ và người hầu. nếu thật sự bà ta không có con thì tôi thật là may mắn.
Ngày mai tôi bắt đầu câu chuyện của mình nhưng cái ý nghĩ muốn chiếm đoạt tài sản của bà ta luôn hiện hữu trong đầu óc của tôi. Tôi có nên giết chết bà ta rồi dàn dựng một cái chết không liên quan tới tôi. Nhưng tôi mang ơn bà ta, lẽ nào tôi lại lấy oán báo ân, vong ân bội nghĩa, ăn chén đá bát như vậy. bao nhiêu ý nghĩ điên rồ của tôi lé lên rồi bị dập tắt. Tôi phải làm sau đây. Tôi không muốn rời khỏi nơi đây một chút nào cả vì nó quá sung sướng và an nhàn, tôi chưa bao giờ được hưởng một cuộc sống như bây giờ. Nhưng tôi không thể kéo dài câu chuyện của mình ít nhất là mười năm.
Cả đêm dài tôi không ngủ dù rằng tôi được ở riêng một căn phòng, tôi cứ mãi trằn trọc và suy nghĩ, cuối cùng tôi cũng đã có cách kéo dài cuộc sống của tôi ở biệt thự mà không làm những chuyện thất đức, trái với lương tâm. beyeutruyen.wap.shChương 2
Tiếng chuông đồng hồ vang lên. Không chỉ có một cái mà là rất rất nhiều cái. Dường như tất cả các đồng hồ trong biệt thự đều rung lên cùng một lượt. điều đó có ý nghĩa gì? Tại sao bà ta lại cho tất cả các chuông đồng hồ cùng reo lên một lượt vào lúc năm giờ sáng như thế này. Chẳng lẽ đây là chuông báo động.
Cánh cửa phòng từ từ mở ra, một cô hầu đẩy một chiếc xe thức ăn tiến về phía bàn và đặt thức ăn lên đó. “Đây là đồ ăn sáng của anh”. “Vậy bà …”. “Theo lệnh tôi không thể trả lời”. Tôi dường như hiểu rằng mình không thể hỏi bất cứ câu hỏi nào cả với bất cứ ai có mặt trong căn biệt thự này. Tôi thay một bộ đồ mới đã để sẵn trong tủ quần áo. Dường như mọi thứ đã được chuẩn bị từ trước vậy. Trang phục khá vừa vặn với tôi và cũng là kiểu áo quần mà tôi mơ ước mỗi lần dạo chơi trong siêu thị Big C. Tôi ngồi vào bàn ăn và đánh chén no nê. Ba mươi phút sau, cô hầu lúc nãy lại đẩy cửa bước vào, cô ta tiến lại bàn rồi thu dọn mọi thứ trên bàn ăn lên xe đẩy, đẩy xe ra khỏi cửa. Cô ta không khép cửa lại. Ba giây sau khi cô ta rời khỏi cửa, một đám mười người con gái xinh đẹp với trang phục ấn độ màu xanh từ ngoài cửa chạy vào. Họ nhảy theo tiếng nhạc vọng từ cửa vọng vào. Tiếp đến là một cô gái cũng trang phục ấn độ nhưng màu hồng. Tất cả các cô gái nhảy múa trước mắt tôi như muốn mê hoặc tôi vậy. Tôi không hề chớt mắt và cảm thấy choáng ngợp với những điều kỳ lạ xảy ra. Tôi không có quyền được hỏi. Tại sao trong cuộc sống hiện đại với cơm áo gạo tiền, lo toan mưu sinh, ganh đua đố kỵ lại có một nơi an nhàn hưởng thụ như thế này cơ chứ? Lẽ nào đây không phải là trần gian, thiên đàn ư? Lẽ nào mình đã chết? Những cô gái xinh đẹp kia là yêu ma hay là tiên nữ? Người đàn bà kia đâu rồi tại sao bà ta không xuất hiện để nghe tôi kể chuyện của mình. Lẽ nào bà ta đã thay đổi ý định và không muốn nghe tôi kể chuyện nữa. Có khi nào bà ta đã biết những ý nghĩ điên rồ của tôi hôm qua và sau vũ điệu mê say lòng người này là hình phạt dành tặng cho tôi đau đớn hơn cả cái chết.
Sau khoảng năm phút nhảy múa, tiếng nhạc dứt, các cô gái lùi ra khỏi cửa và cánh cửa đóng sầm lại. Một mình tôi ngồi trong không gian tĩnh mịt, căn phòng quá rộng, chỉ có một mình tôi. Hôm qua tới giờ tôi không chú ý, giờ chăm chú nhìn mới thấy sự kỳ bí trong căn phòng này. Có đến năm cái sọ người được trưng bày trên kệ, một số phòng kín nuôi rắn rết và chuột. Tôi sợ và ghét nhất những loài vật này. Đặt biệt là con chuột nhìn nó gớm ghiếc, dơ bẩn. Không hiểu tại sao bà ta lại nuôi những con vật này? Tôi bước tiếp năm sáu bước nữa theo bức tường qua một căn phòng khác. Vì quá tò mò tôi mở cửa phòng ra, một hơi nóng bốc lên xà vào mặt tôi nóng bừng. Theo quán tính tôi đóng thật mạnh cánh cửa lại. Một cái gì đó vướng vào tóc tôi, tôi ngước mắt lên nhìn thì tôi té ngửa ra hét lớn “cứu”. khi hoàng hồn lại tôi mới biết là đồ nhựa. một con quỷ tóc dài, mắt chảy máu, chổng ngược đầu nhìn tôi, chỉ có cái đầu mà không có thân, tay chân.
Tôi không hiểu tại sao bà ta lại treo cái đầu quỷ ghê rợn như thế này ở trước cái cửa phòng này, trừ tà chăng. Thời này thì làm gì có ma quỷ thật, từ bé đến giờ tôi chưa bao giờ tin vào chuyện có ma quỷ hại người. Dù tôi cũng có nghe người khác kể lại những câu chuyện man rợn về những con ma hại người hay những con ma sống lâu trong căn biệt thự. Nghĩ tới đây tôi lại bất giác rùng mình. Lẽ nào đây là biệt thự ma. Không, không thể nào. Tôi nhất quyết không tin. Tôi ngồi dậy và đi thêm vài bước nữa thì một cách cửa thình lình bật mở làm tôi đứng tim, mặt tái xanh và không còn cảm giác, tôi nằm lăn ra nền nhà và trợn tròn mắt.
Trước mặt tôi là người đàn bà hôm qua, bà ta không mặc áo bà ba nâu mà mặc một trang phục đen như mụ phù thủy trong những câu chuyện cổ tích mẹ thường kể cho tôi nghe lúc nhỏ. Bà ta không búi tóc mà để tóc xõa xuống lòa xòa.
Thế giới truyện: